2. Nám da
Rất nhiều người nghe nói uống một cốc nước vào sáng sớm rất tốt cho cơ thể. Một số loại nước thường được chị em phụ nữ sử dụng giúp đẹp da như pha muối, mật ong, chanh. Vậy nên uống loại nước nào tốt nhất? Sau một đêm tiến hành trao đổi chất, những chất độc trong cơ thể cần có môi trường thuận lợi để được thải ra bên ngoài, nước lọc sẽ là lựa chọn tốt nhất. Nếu uống nước có đường hoặc thêm những chất dinh dưỡng khác, cơ thể sẽ cần thời gian nhất định để chuyển hóa, không thể mang lại tác dụng thanh lọc nhanh nhất. Vì thế, sáng sớm uống một cốc nước lọc là liệu pháp tốt nhất để giúp cải thiện nhan sắc.
3. Cảm cúm
Khi bị cảm cúm, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân cần uống nhiều nước. Đây là phương pháp chữa bệnh rất hữu hiệu cho những người mắc bệnh cảm cúm. Khi mắc bệnh này, khả năng miễn dịch của cơ thể giảm, mồ hôi tiết ra nhiều, nhịp thở nhanh, khiến cơ thể rất cần bổ sung thêm nước để hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Uống nhiều nước không chỉ thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi và tiểu tiện, còn có lợi để điều tiết nhiệt độ cơ thể, giúp các vi khuẩn, virut trong cơ thể được thải ra ngoài dễ dàng hơn.
4. Đau dạ dày
Những người bị đau hoặc cảm thấy dạ dày không hoạt động tốt, có thể dùng phương pháp ăn cháo loãng. Tuy nhiên, bạn phải ăn nóng trên 60 độ C. Ở nhiệt độ này, cháo mềm, nóng hổi khi đưa vào miệng sẽ nhanh chóng tan ra, xuống ruột dễ tiêu hóa, rất tốt cho người bệnh. Đặc biệt, cháo hàm chứa rất nhiều nước, có khả năng làm sạch đường ruột và các chất độc hại trong dạ dày, đẩy chúng ra khỏi cơ thể.
5. Táo bón
Hai nguyên nhân gây táo bón là cơ thể bị thiếu nước và đường ruột, các cơ quan liên quan không có khả năng bài tiết. Nếu thuộc nguyên nhân thứ nhất, bạn cần đến gặp bác sĩ để xác định bệnh tình, hàng ngày nên uống thêm nhiều nước. Nếu do đường ruột có vấn đề, bạn cần uống ngụm nước lớn, động tác nhanh. Hành động này giúp nước nhanh chóng đi tới đại tràng, kích thích nhu động, thúc đẩy quá trình bài tiết. Lưu ý, không uống từng ngụm nhỏ, tốc độ nước quá chậm, dễ bị hấp thu ở dạ dày tạo ra nhu cầu tiểu tiện, không có tác dụng tốt cho đại tiện.
6. Buồn nôn
Nếu gặp phải tình trạng này, bạn không nên sợ hãi. Bởi nôn ra những chất độc hại sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn. Nếu cảm thấy khó, bạn có thể dùng nước muối để kích thích. Cụ thể, pha một cốc nước muối nhạt, uống vài ngụm sẽ kích thích chất độc thải ra ngoài cơ thể. Sau khi nôn sạch, bạn có thể súc miệng bằng nước muối. Ngoài ra, để giải quyết việc mất nước sau khi nôn quá nhiều, nước muối nhạt cũng là dung dịch rất tốt, giúp người bệnh giảm bớt tình trạng mệt mỏi. 7. Béo phì
Một số người cho rằng, không uống nước có thể giảm béo. Tuy nhiên, hiện nay các chuyên gia y học khẳng định đây là cách làm sai lầm. Nếu không uống nước, lượng mỡ trong cơ thể khó tiến hành trao đổi chất, khiến thể trọng của bạn sẽ càng tăng. Rất nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể phải lấy nước làm môi trường trung gian.
Các chức năng tiêu hóa, nội tiết, thải độc đều cần tới nước. Với những người muốn giảm cân, sau khi ăn 30 phút, bạn có thể uống một chút nước để tăng cường chức năng tiêu hóa của cơ thể. 8. Mất ngủ Khi con người chìm vào trong giấc ngủ, nhiệt độ giảm cơ thể giảm dần. Vì vậy, muốn có giấc ngủ sâu, cơ thể phải ấm áp.
Theo các bác sĩ, việc tắm nước ấm hoặc ngâm chân nước nóng cũng là bí quyết giúp bạn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Các nghiên cứu y học cho thấy nước ấm là liều thuốc an thần hữu hiệu cho những người khó ngủ. 9. Phiền muộn Trạng thái tinh thần của con người có liên hệ mật thiết với chức năng sinh lý của cơ thể, hormone chính là chất liên kết giữa hai bên. Bộ não sản xuất ra chất endorphins gọi là “hormone hạnh phúc”, còn thận tiết ra chất adrenaline thường được gọi là “hormone đau đớn”.
Khi con người đau khổ, phiền muộn, tỷ lệ adrenaline mà thận tiết ra sẽ tăng cao, nhưng nó cũng giống như những chất độc khác của cơ thể, có thể được bài tiết ra ngoài bằng cách uống thật nhiều nước. Bên cạnh đó, việc tiết mồ hôi hoặc khóc to cũng là cách loại bỏ chất adrenaline ra khỏi cơ thể.